CÁCH XỬ LÝ KHI CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC NUÔI AO TÔM BỊ VƯỢT

CÁCH XỬ LÝ KHI CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC NUÔI AO TÔM BỊ VƯỢT

Căn cứ vào chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm được thống kê tại bài viết  ngưỡng Các chỉ tiêu chuẩn của môi trường ao nuôi tôm, thương hiệu thuốc NAKAWIN sẽ đưa ra một số biện pháp xử lý khi các chỉ tiêu vượt ngưỡng.

Căn cứ vào chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm được thống kê tại bài viết  ngưỡng Các chỉ tiêu chuẩn của môi trường ao nuôi tôm, thương hiệu thuốc NAKAWIN sẽ đưa ra một số biện pháp xử lý khi các chỉ tiêu vượt ngưỡng.

  1. Độ pH

Nếu pH vào buổi sáng và chiều dao động lớn hơn 0,5 hoặc ngoài ngưỡng cho phép (7,5-8,5) cần xem xét những yếu tố: Tảo, đáy ao, kiềm và có thể áp dụng biện pháp xử lý như sau:

  • Nguyên nhân do tảo (pH dao động < 0,5 hay >8,5) tảo dầy (độ trong thấp hơn 25cm) thì có thể dụng Formol 37% vào buổi trưa để giảm pH, kết hợp dolomite 10-15kg/1000m2 vào chiều tối.
  • Nguyên nhân do tảo tàn (pH dao động >0,5 hay < 7,5) sử dụng vôi CaCo­3 liều lượng 10-15kg/1000m2 để nâng pH đồng thời gây mầu bằng DAP, NPK (3-5kg/5000m2/lần) 1 – 2 lần vào buổi sáng cho đến khi lên mầu (đạt độ trong từ 30-40 cm) kết hợp tăng quạt nước hoặc thay 20% nước khi cần thiết.
  • Nguyên nhân do kiềm thấp (<80) dùng dolomite, 10-15kg/1000m2/ngày, liên tục cho đến khi độ kiềm đạt yêu cầu

Các nguyên nhân trên phải được xem xét trong mối tương quan giữa các yếu tố môi trường với nhau để có biện pháp xử lý nước ao nuôi triệt để, loại trừ được các nguyên nhân căn bản, hạn chế sự tái diễn, đổng thời kết hợp với các biện pháp khác như điều chỉnh thức ăn, chế độ quạt nước, mức nước,…

  1. Nhiệt độ

Trong trường hợp nhiệt độ >330C hay < 250C cần giảm lượng thức ăn cho phù hợp hoặc tăng cường quạt nước để tránh phân tầng nhiệt độ

  1. Độ trong và màu nước

Độ trong tốt nhất là 30-35cm (cho phép 25-60cm), tảo phát triển vừa phải trong ao, nước màu xanh vàng hoặc mầu vàng nâu

  • Nếu độ trong <25cm (trừ trường hợp do mưa) phải tiến hành xử lý như sau:

+ Sử dụng Formol (50-100l/ao) vào buổi trưa kết hợp với sục khí

+ Tăng cường sục khí

+ Thay nước 20-25% nước khi cần thiết

  • Nếu độ trong >> 60cm thì gây màu, nếu cần thiết thì sử dụng dolomite 10-15kg/1000m2 vào buổi sáng sớm
  • Trường hợp độ trong thấp do trời mưa thì sử dụng dolomite 10-15kg/1000m2, tăng cường quạt nước, kiểm tra màu nước và độ pH nếu thấp (7,5-7,6) thì dùng CaO3 10-15kg/1000m2

Các biện pháp trên phải kết hợp xem xét các yếu toos khác như chế độ ăn, chế độ quạt nước, mức nước,…

  1. Độ kiềm
  • Độ kiềm thấp (<80) bón vôi CaCO3 hoặc dolomite 10-15kg/1000m2 vào chiều mát hoặc buổi tối, sử dụng liên tucj cho đến khi độ kiềm đạt yêu cầu
  • Độ kiềm cao (>180) thay nước, mỗi lần 30% cho đến khi đạt yêu cầu
  1. Lượng Oxy hòa tan (DO)

DO thấp thường xem xét các nguyên nhân:  Tảo, đáy,c hế độ quạt nước, có thể áp dụng các biện pháp:

  • Nguyên nhân do tảo tàn hay tảo kém phát triển: xử lý như phần xử lý pH
  • Nguyên nhân do đáy bẩn: xử lý như phần xử lý pH
  • Nguyên nhân do chế độ quạt nước: xem xét lại cách bố trí quạt nước, chế độ vận hành quạt nước.
  1. Mực nước
  • Trong trường hợp mực nước <1,2m thì phải bổ sung thêm nước
  • Trong trường hợp mực nước > 1,5 m thì phải xả bớt lớp bề mặt cho đến dưới 1,5m
  1. NH3, H2S

Khi các chỉ tiêu này vượt ngưỡng, cần xem xét: Tảo(độ trong), chất lượng đáy ao, chế độ quạt nước, oxy hòa tan. Tùy từng trường hợp có thể áp dụng biện pháp xử lý:

  • Nếu tảo tàn thì thayy nước 20-30%
  • Nếu đáy bẩn thì sử dụng chế phẩm sinh học, nếu đáy ao bẩn quá mức thì xiphong đáy, bổ sung nước
  1. Độ mặn
  • Khi độ mặn không đạt yêu cầu (<10, >30) cần xem xét thay nước phù hợp
  • Không dùng nước giếng ngầm để điều chỉnh độ mặn nước ao nuôi
  1. Chỉ tiêu BOD5

Khi vượt ngưỡng cho phép (20mg/l) cần xem xét đáy ao và tiến hành xử lý:

  • Nếu đáy ao bẩn thì sử dungj chế phẩm sinh học. Trường hợp đáy ao bẩn quá mức thì phải xiphong đáy và bổ sung nước.
  • Trong trường hợp đã xử lý đáy nhưng chỉ tiêu BOD vẫn không giảm thì thay nước 20-30%
  1. Cấp nước bổ sung và thay nước
  • Nước để cấp bổ sung hay để thay nước trong quá trình nuôi phải được kiểm soát.
  • Không thay nước trong khoảng thời gian 60 ngày đầu của chu kỳ nuôi
  • Thay, bổ sung nước phụ thuộc vào chất lượng nước trong ao, nguồn nước, độ sâu ao. Tiến hành thay nước khi ao có độ trong thấp, tảo phát triển quá mạnh,… Mỗi lần thay hoặc bổ sung nước không quá 30% lượng nước trong ao nuôi, quá trình lấy nước và thay nước phải thực hiện từ từ, trong thời gian dài (phụ thuộc vào diện tích ao nuôi tính trung bình khoảng 4m3/h) để tránh gây sốc cho tôm
  • Khi thay nước phải thông báo cho các hộ nuôi xung quanh biết để không lấy nước trong thời gian này.

CÁCH XỬ LÝ KHI CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC NUÔI AO TÔM BỊ VƯỢT

Hóa chất thủy sản Việt Mỹ™ chuyên sản xuất và bán các loại hóa chất thủy sản Gọi ngay chi nhánh gần nhất cuối trang web.